Nếu đang đang còn phân vân chưa biết phân biệt và lựa chọn hệ ren, hôm này cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn về các loại ren NPT, BSPP, BSPT nhé.
Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu ren là gì?
Ren nói chung là một phần của các chi tiết, thiết bị cơ khí, khi ghép lại có chức năng dùng để lắp ghép, kết nối các phần tử khác nhau nhằm mục đích tạo sự liên kết kín khít hay cố định.
Về chức năng nó khác ở mối hàn ở điểm có thể tháo ra lắp lại được rất linh hoạt mà không làm thay đổi chi tiết lắp.
1. Các đặc trưng cơ bản của ren.
1.1 Ren đực và ren cái
Ren đực (male thread) và ren cái ( female thread)
1.2 Kiểu ren trái và kiểu ren phải
1.3 Kiểu ren trụ và ren côn
Kiểu ren trụ : Các đường nối đỉnh ren không song song với đường tâm của trục.
Kiểu ren côn : Các đường nối đỉnh ren không song song với đường tâm của trục mà có xu hướng cắt trục.
Ren trục thường được dùng trong những ứng dụng không yêu cầu độ kín khít cao mà chỉ cần tạo ra lực căng đương đối giữa các bề mặt ren. Ưu điểm của ren trụ là chế tạo đơn giản, chỉ cần mối ren đủ khỏe, đủ chắc để giữ được mối ghép mà không cần sự kín khít cao. Loại ren này được sử dụng nhiều trong những chi tiết máy cơ khí, lắp ghép cơ khí.
Đối với các mối ghép có môi chất làm việc là chất lỏng như dầu, hóa chất hay khí nén thì ngoài đảm bảo mỗi ghép bền chắc thì yếu tố làm kín lại rất quan trọng và kiểu ren côn sẽ đáp ứng được yêu cầu như vậy.
1.4 Bước ren.
Bước ren là khoảng cách giữa hai đỉnh ren, nó sẽ ảnh hưởng tới độ khỏe và khả năng làm kính của mối ghép ren. Thông thường thì độ khỏe và khả năng làm kín thường tỉ lệ nghịch với nhau.
1.5 Đường kính ren.
có 3 đường kính cần xác định là :
Đường kính đỉnh ren : là khoảng cách của 2 đỉnh ren trong vột vòng ren ( là đường kính lớn nhất trong ren).
Đường kính chân ren : là khoảng cách của 2 chân ren trong một vòng ren ( là đường kính nhỏ nhất trong ren).
Đường kính bước ren: là khoảng cách giữa 2 đỉnh ren vuông góc với đường tâm trục.
Các đường kính này giúp ta xác định được kích thước cơ bản của một mối ren, từ đó cho ta thấy được khả năng chịu lực của mối ghép ren, độ bền phá hủy các chi tiết ren. Biết được những thông số độ bền ( độ bền kéo, độ bền nén, lực siết bu lông…) chúng ta sẽ tính toán chính xác kích thước của chi tiết ghép từ đó nâng cao hiệu quả mà lại kinh tế về vật liệu và giá thành.
1.6 Góc profile.
Góc profile là góc hợp bỏi 2 mặt ren, góc này thường được theo tiêu chuẩn của từng loại, 2 góc phố biến là 55 độ hoặc 60 độ.
2. Tiêu chuẩn ren hệ mét M ( iso thread metric)
Là dòng ren phổ biến nhất, thường được dùng trong mối ghép cơ khí thông thường như bulong, đai ốc.
Đặc trưng của ren hệ mét là profile tiết diện hình tam giác với góc đỉnh ren 60 độ. Ở ren hệ mét được chia thành hai loại chính là ren hệ mét thô và ren hệ mét tinh, khau nhau giữa chúng là bước ren, ren hệ mét tinh có bước ren nhỏ hơn bước ren hệt mét thô.
Ren hệ mét thô được ký hiệu bừng chữ M đằng trước, tiếp theo là đường kính xấp xỉ của đỉnh ren, ví dụ M4, M5, M6…
Ren hệ mét tinh cũng tương tự và có thêm bước ren đăng sau, ví dụ : M1x0.2
Bảng tra kích thước ren hệ mét :
3. Ren UNC/UNF ( unified national thread).
UNC ( Unified National coarse thread) : kiểu ren thô.
UNF ( Unified national fine thread) : kiểu ren tinh.
Ren UNC/UNF khác gì ren hệ mét : ren hệ mét sử dụng đơn vị đo là mm, còn ren UNC/UNF dùng đơn vị đo là inch. Và cách ký hiệu cũng khác nhau, ví dụ 3/8 – 16 UNC sẽ được hiểu là đường kính ren là 3/8 inch, số ren trên chiều dài 1 inch là 16. Góc của profile tiết diện ren vẫn là 60 độ như ren hệ mét.
Bảng tra kích thước ren UNC/UNF
4. Ren NPT (National pipe taper)
Ren NPT hay còn gọi là ren côn, tết diện ren tiêu chuẩn NPT hình tam giác với góc đỉnh là 60 độ.
Đặc điểm của ren NPT là có đỉnh và chân ren phẳng, đơn vị đo là inch.
5. Ren BSPP, BSPT.
Ren BSPP ( British standard parallel) hay còn gọi là ren trụ tiêu chuẩn Anh; với profile tiết diện góc là 55 độ và bo tròn đỉnh hay chân ren, từ đó ren ống tiêu chuẩn Anh có khả năng làm kín khít tốt.
Ren trụ tiêu chuẩn Anh thường được ký hiệu bở chữ G ( áp dụng cho cả ren đực và ren cái).
Ren BSPT ( British standard pipe tapered) hay còn loại là ren côn tiêu chuẩn Anh, profile tiết diện góc là 55 độ.
ký hiệu của ren ống côn gồm 3 loại thông dụng : R, Rp, Rc.
R : ký hiệu của ren ông côn đực.
Rp : ký hiệu của ren cái ống thuộc dạng ren trụ.
Rc : ký hiệu ren ống ren côn cái
Ren đực R thường lắp với tren trụ cái Rp.
và có một lưu ý là ren G với ren Rp là gần giống nhau, khác nhau ở đây là RP chỉ là ren cái, G có thể là ren đực hoặc cái. Và ren Rp có khả năng làm kín tốt hơn gen G do đường kính đỉnh ren và đường kính caahn ren của Rp nhỏ hơn với với ren G.
6. Phân biệt và lựa chọn ren phù hợp.
6.1 Xác định cần dùng ren trong ( male thread) hay ren ngoài ( female thread)
6.2 Xác định là ren trụ ( straight, parallel thread) hay là ren côn ( tapperred thread).
6.3 Đo đường kính đỉnh ren của trục hoặc lỗ bằng các dụng cụ đo để xác định kích thước của thiết bị.
6.4 Xác định bước ren
Từ các dữ liệu trên so sánh với bảng tiêu chuẩn ren các bạn chọn được ren mà chúng ta mong muốn.
Hy vọng qua bài viết trên các bạn có thể phân biệt và lựa chọn hệ ren được nhé. Nếu các bạn còn thắc mắc nào vui lòng liên hệ. Ngoài ra nếu các bạn quan tâm tới thiết bị khí nén vui lòng lam khảo link này nhé.